Trong thế giới công sở, những “quyền lợi công sở” trở thành một chủ đề quan trọng ngay từ cuộc phỏng vấn đầu tiên giữa ứng viên và công ty. Tuy nhiên, tâm trạng của người xin việc thường bị đắn đo, thậm chí “overthinking” về việc có nên thảo luận với nhà tuyển dụng về mức lương, phúc lợi và quyền lợi hiện tại của nhân viên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình làm việc mà còn làm kéo dài tâm trạng không hài lòng trong công ty.

“Overthinking” (suy nghĩ quá mức) không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn là một tình trạng trầm kha lan rộng trong giới trẻ, là quá trình liên tục tự đánh giá và lo lắng về việc bày tỏ quyền lợi cá nhân trong môi trường doanh nghiệp. Sự “overthinking” có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề do hoạt động quá mức ở vùng vỏ não trước trán.

Tại sao một thế hệ được xem là “táo bạo” lại tỏ ra tự ti khi đặt ra quyền lợi cho bản thân trong môi trường làm việc, đặc biệt trong ngành quảng cáo sôi động? Có thể “nỗi niềm overthinking” xuất phát từ sự thiếu tự tin về khả năng cá nhân hay đơn giản chỉ là nỗi sợ bị đánh giá bởi đồng nghiệp?

Tâm lý “nỗ lực giữ im lặng” vì lo sợ đánh giá từ đồng nghiệp và sếp đã trở thành một đặc điểm chung. Thay vì thúc đẩy bản thân để bảo vệ quyền lợi, nhiều nhân sự chọn “Chấp nhận, chỉ cần đạt deadline là được, quyền lợi nào cũng được.” Họ chọn giữ im lặng vì sợ hậu quả của việc đòi hỏi quyền lợi.

Đặc biệt, những người trẻ mới bắt đầu sự nghiệp thường phải đối mặt với tâm trạng sợ hãi và áp lực khi muốn bày tỏ quyền lợi. Nhân sự trở thành “tấm chiếu” của nỗi sợ im lặng, lo lắng về việc bị phê bình, bàn tán, hay sự xa lánh. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự đơn độc, vì có nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 50% nhân viên giữ im lặng tại nơi làm việc. Làm thế nào chúng ta có thể giúp họ nói lên ý kiến một cách hiệu quả hơn?

Theo chia sẻ của D.T.L, một Account Executive có 1 năm kinh nghiệm: “Khi đối mặt với vấn đề nâng lương, tôi thường rơi vào trạng thái ‘overthinking’, suy nghĩ vô số lý do để trao đổi với quản lý nhưng kết quả là tôi giữ im lặng, sợ bị đánh giá vì tuổi nghề ít mà đòi hỏi quyền lợi.”

Để vượt qua tâm trạng “overthinking”, quyết định “lên tiếng” là quan trọng. Những cuộc chiến với “overthinking” giúp nhân sự nhận ra rằng những suy nghĩ tiêu cực không đáng có là thứ giết chết quyền lợi của họ. Khi nhận thức giá trị đóng góp của mình và xây dựng danh sách quyền lợi cần “đòi” từ doanh nghiệp, họ có thể vượt qua sự im lặng và tự tin hơn khi bày tỏ quyền lợi công sở.

Quyết định “lên tiếng” cho quyền lợi cá nhân là một bước quan trọng. Điều này không chỉ là khẳng định về những gì họ đã đóng góp cho công ty, mà còn về những đóng góp lớn hơn trong tương lai. Việc này giúp tạo động lực cho những người đang phân vân, nhấn mạnh rằng việc trao đổi quyền lợi là chính việc kinh doanh sức lao động của bản thân, và không nên ngần ngại khi thảo luận về quyền lợi và lợi ích cá nhân với doanh nghiệp.

Nhân sự có thể tự tin “overthinking” về giá trị của bản thân trong môi trường công sở, dựa trên kỹ năng, chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm, và trải nghiệm của mình để yêu cầu một mức quyền lợi xứng đáng.

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version